1. Cách khử mùi hôi trong tủ lạnh
– Khử mùi bằng vỏ quýt: lấy 500 gam quýt tươi, sau khi ăn quýt xong, đem vỏ quýt rửa sạch lau khô, đặt vào nhiều nơi trong tủ lạnh. Sau 3 ngày, mở tủ lạnh ra, mùi hôi trong tủ lạnh sẽ không còn nữa.
– Khử mùi bằng chanh: có thể cắt Chanh thành những lát mỏng đặt vào các tầng ở tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ bị hút hết. – Khử mùi bằng chè: lấy 50 gam, chè ướp hoa đựng vào túi vải xô cho vào trong tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ được khử hết. Sau 1 tháng, ta lấy chè đem ra phơi dưới ánh nắng mặt trời, tiếp tục sử dụng, hiệu quả rất tốt.
– Khử mùi bằng cácbonat natri: lấy 500 gam, cácbonat natri đựng vào 2 lọ thủy tinh rộng miệng (mở nắp lọ) đặt ở tầng trên và tầng dưới của tủ lạnh, mùi hôi sẽ hết.
– Khử mùi bằng than củi: lấy 1 ít than củi nghiền nát, đựng vào túi vải đặt vào trong tủ lạnh, hiệu quả khử mùi rất cao.
2. Dùng ni lông để dọn tuyết trong tủ lạnh
Kiểu tủ lạnh 1 chiều thường không có thiết bị tự động dọn tuyết. Theo phương pháp thông thường dọn tuyết vừa làm hao phí điện, vừa ảnh hưởng đên tuổi thọ của tủ lạnh. Bạn có thể tham khảo cách làm sau: căn cứ vào kích thước của ngăn làm đá, cắt 1 miếng ni lông hơi dầy 1 chút để tránh bị rách, dán lên thành bên trong ngăn làm đá, khi dán không cần dùng keo dán, hơi nước trong tủ lạnh sẽ dính chặt tấm ni lông lại. Khi cần dọn tuyết, ta chỉ việc bóc tấm ni lông ra, rũ nhẹ, tuyết sẽ rơi hết.
3. Cách làm đá tuyết trong tủ lạnh tan nhanh
Khi cần làm tan tuyết, đá trong tủ lạnh, ta thường phải sử dụng 1 khoảng thời gian khá dài. Để rút ngắn thời gian, ta có thể dùng máy sấy tóc thổi vào tủ, đá tuyết sẽ tan nhanh hơn.
4. Cách tiết kiệm điện khi dùng tủ lạnh
Mỗi lần ta mở tủ lạnh 1 phút, nhiệt độ trong tủ lạnh cũng sẽ tăng lên 1 độ. Để tiết kiệm điện, ta
có thể thiết kế cho tủ lạnh 1 tấm rèm cửa bằng ni lông mỏng. Với kiểu tủ lạnh 1 cánh, mở tủ ra ta có thể nhìn thấy phía trên ngăn đá có 1 thanh nhôm, vặn mấy chiếc ốc vít ở thanh nhôm ra ép tấm ni lông vào (ni lông không có độc tính, chiều dài và chiều rộng lớn hơn chiều dài, rộng của tủ lạnh 1,5cm). Khi mở tủ lạnh để cất hoặc lấy thức ăn, ta chỉ cần đẩy 1 góc ni lông ra là được. Như vậy khí lạnh trong tủ sẽ không mất đi mấy.
Ngoài ra, khi ngăn lạnh không có nhiều thực phẩm, ta có thể xếp vào những miếng bọt biển.
Bọt biển hầu như không hấp thụ khí lạnh. Như vậy sẽ rút ngắn được thời gian làm việc của máy chế lạnh, giúp tiết kiệm điện cho tủ lạnh.
5.Cách khắc phục khi tủ lạnh mất điện
Khi có điện, ta nên làm nhiều đá, cho vào túi ni lông. Khi mất điện, ta đưa túi đá trên ngăn đã
xuống, đồng thời giảm bớt số lần mở cửa. Căn cứ vào kết quả thử nghiệm, cứ 2kg nước đá tan ở 00C tan ra thành nước cần phải hấp thụ nhiệt lượng là 160 kilô calo, mà số nhiệt lượng hấp thụ này có thể duy trì nhiệt độ tủ lạnh từ 00 – 80 trong vòng 4 – 6 tiếng. Khi có điện, ta lại đem nước đá về ngăn làm đá để máy nén nhanh chóng khởi động làm lạnh. Làm như vậy vừa giữ được nhiệt độ tủ lạnh trong khi mất điện, vừa có thể kéo dài tuổi thọ cho tủ lạnh.
6. Cách chữa nẹp cao su ở cánh cửa tủ lạnh
Tủ lạnh sử dụng khoảng 2 năm trở nên, dây cao su ở cánh cửa tủ và cửa tủ thường xuất hiện
khe hở, làm khí lạnh thoát ra ngoài, giảm hiệu quả làm lạnh, làm tốn điện. Nếu thấy hiện tượng này, ta có thể dùng phương pháp lấy bông nhét vào những chỗ hở. Trước hết, ta đặt vào trong tủ lạnh 1 chiếc đèn pin (bật sáng), đóng cửa tủ lại, quan sát kỹ xem xung quanh nẹp cao su có chỗ nào lọt ánh sáng,sau đó, dùng xà phòng lau sạch vòng cao su, bóc chỗ bị hở ánh sáng, nhét bông vào cho kín. Ta làm cho đến khi không còn hở nữa là được.
7. Cách giảm bớt tiếng ồn ở tủ lạnh
Có tủ lạnh khi làm việc thường có tiếng ồn, vào Ban đêm rất ảnh hưởng giấc ngủ của mọi
người. Ta có thể áp dụng phương pháp sau để giảm đi tiếng ồn: Trước khi đi ngủ 30 phút, ta mở cánh cửa tủ lạnh ra vặn nút điều chỉnh nhiệt độ lên vị trí lạnh nhất, sau đó đóng cửa tủ lại. Khi đi ngủ, ta vặn nút điều chỉnh đang ở nhiệt độ lạnh nhất về nhiệt độ cao hơn, lúc này, máy làm lạnh sẽ ngừng hoạt động. Chẳng hạn từ 20 tăng lên 80, để nhiệt độ tăng lên được 80, cần một khoảng thời gian là khoảng 1 tiếng. Trong thời gian yên tĩnh này, người bình thường có thể đi sâu vào giấc ngủ.
8. Tự chế linh kiện tản nhiệt cho tủ lạnh
Vào mùa hè, tủ lạnh làm việc nhiều, nhiệt độ của tủ thường cao, nếu ta lắp đặt thêm bên ngoài
vỏ máy nén (bình ga) của tủ lạnh 1 miếng tản nhiêt, không những có thế nâng cao khả năng tản nhiệt của máy mà còn kéo dài tuổi thọ sử dụng của tủ lạnh. Cách làm như sau: Tìm 2 miếng nhôm dày từ 1 – 3mm, chiều dài và chiều rộng bằng bình ga tủ lạnh; dựa theo hình dáng bình ga tủ lạnh, uốn thành nửa hình tròn (Ω); dùng 2 chiếc ốc vít đường kính 4mm ép miếng nhôm đã uốn cong bọc vào bên ngoài bình ga, chú ý không nên vặn ốc quá chặt làm vỏ bình biến dạng. Trong điều kiện cho phép của khoảng trống xung quanh bình ga, ta có thể để 1 trong 2 miếng nhôm dài hơn và rộng hơn 1 chút, như vậy hiệu quả tản nhiệt sẽ tốt hơn.
Nguồn: phunu.net